Cách ngâm rượu táo mèo tươi
Rượu Táo mèo được chế biến từ táo mèo sau đó ngâm với rượu, có vài cách chế biến để ngâm rượu tùy theo khẩu vị của người uống...
Quả táo mèo hình trứng, ăn có vị chua chát. Trong đông y, táo mèo còn được gọi là sơn tra, là một vị thuốc quý. Loại quả này có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Nó cũng giúp hạ mỡ máu, giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim. Ngoài ra, sơn tra còn có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Các cách ngâm rượu táo mèo:
1) Sơ chế:
- Rửa sạch táo với nứoc sạch, để ráo.
- Cắt bỏ núm 2 đầu, bỏ chỗ dập, không gọt vỏ, không bỏ hạt (lưu ý không bỏ sâu nếu có)
- Bổ đôi, ngâm trong nước sạch 1 tiếng.
- Vớt ra, ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút.
- Rửa sạch lại
2) Ngâm táo với đường:
- 2kg táo với 1 kg đường, 1 lượt táo 1 lượt đường
- Để khoảng 2 tuần, thấy táo nổi lên trên nước đường
- Còn lại 1 lượng đường bão hoà ko tan ở đáy, như vậy là đã ngâm đúng.
3) Ngâm tiếp với rượu:
- Nước cốt táo đường chắt ra chai khác, để lại quả táo.
- Đổ tiếp rượu vào can (chai, lọ) Đã có sẵn táo quả vừa ngâm đường ở trên, sao cho phần bã táo chiếm 1/2 can, rượu tương ứng 1/2 còn lại.
- Táo nổi trên rượu. Sau 2 tuần là có thể dùng rượu táo mèo cực phê....
Cách dùng:
- Để đạt hiệu quả cao nhất dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 chén có thể pha thêm nước cốt táo cho hợp khẩu vị.
ruoulangvanvn.com sưu tầm
Bạn vui lòng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nếu thấy có ích:
Để đảm bảo rượu dùng ngâm thuốc được tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn rượu nếp trắng từ 40 đến 50 độ sao cho thích hợp. Thông tin chi tiết vui lòng
Click xem ở đây