Công dụng của Ba Kích theo y học hiện đại
Tăng sức đề kháng: Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.
1 – Các tên khác của 3 kích:
Vị thuốc Ba kích (Bản Thảo Đồ Kinh), còn gọi là Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vũ, Lão thử thích căn, Nữ bản (Hòa Hán Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ (Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường phong (Trung Dược Chí), Tam mạn thảo (Đường Bản Thảo), Thỏ tử trường (Trung Dược Tài Thủ Sách), Dây ruột gà (Việt Nam).
2- Tác dụng
+Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
+Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
+Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
+An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
+Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
+Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu).
Công dụng của Ba Kích theo y học hiện đại:
1. Tăng sức dẻo dai: Trên thực nghiệm Ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.
2. Tăng sức đề kháng: Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.
3. Chống viêm: Các kết quả nghiên cứu ở chuột cống trắng đã cho thấy Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt.
4. Đối với hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.
Đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp (đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu, ít). Ba kích còn có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dù nó không làm tăng nhu cầu sinh lý, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có biểu hiện vô sinh tương đối và suy nhược cơ thể. Đối với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba kích chưa thấy có kết quả.
Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.
5. Nước sắc Ba kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo, ngoài ra còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
3- Thành Phần của Ba Kích:
· Trong Ba Kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine).
· Morindin, Vitamin C (Trung Dược Học).
· Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566).
· Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ – Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).
· 24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675).
4 – Cách ngâm rượu - Ba kích tươi rửa sạch và để khô ráo nước
Bóc lấy thịt, bỏ lõi
Chuẩn bị rượu ngon và bình ngâm (Nên dùng bình thủy tinh)
2Kg thì ngâm khoảng 10 lít rượu là vừa đủ
- Cho ba kích đã sơ chế vào bình và đổ đầy rượu vào, đậy kín và ngâm
- (Có thể ngâm 1 mình hoặc kèm với 1 số vị thuốc khác)
Bạn vui lòng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nếu thấy có ích:
Để đảm bảo rượu dùng ngâm thuốc được tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn rượu nếp trắng từ 40 đến 50 độ sao cho thích hợp. Thông tin chi tiết vui lòng
Click xem ở đây