Rượu Làng Vân
Tại Hà Nội:

icon địa điểmĐịa chỉ duy nhất: Số 73, Ngõ 86 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0987 056 212  
Từ 7h sáng đến 9h tối các ngày trong tuần

Tại Làng Vân:

Cơ sở sản xuất nhà ông Trụ, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên - Bắc giang

Bằng khen cơ sở sản xuất rượu làng vân Ông Trụ

Di tích và danh thắng Bồ Đà

Việt Yên là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiếu học, là một trong những trung tâm của tổ chức làng xã, lễ hội. Toàn huyện có hơn một trăm lễ hội như: Hội đình, hội đền, hội nghè, hội chùa, hội chạ, hội hát, hội chợ…

 Một trong những lễ hội tiêu biểu đó là hội Bổ Đà được tổ chức hàng năm vào các ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch. Nơi đây có chùa Bổ Đà nằm trong quần thể các di tích Phật giáo gắn liền với hai truyền tích mà đối tượng tâm linh là Thiên thần và Phật.

Phạm vi không gian của lễ hội chùa Bổ Đà có hệ thống ba đền thờ Thạch Linh Thần Tướng như đền Hạ, đền Trung và đền Thượng trải dài khoảng 2000m dọc núi Bổ Đà thuộc địa phận hai thôn Hạ Lát và Thượng Lát, xã Tiên Sơn. Hệ thống hai chùa thờ Phật là chùa Quan Âm (chùa Bổ Đà) và chùa Tứ Ân. Các di tích như: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, chùa Quan Am, chùa Tứ Ân, chùa Cao, chùa Khám, chùa Linh Chi, đình Thượng Lát, đình Hạ Lát, chùa Thạch Long, chùa Vân Sơn, chùa Núi Đất, chùa Núi Lùn, đền Can Vang, đình Ngự… nằm xen lẫn trong hệ thống thiết chế của lễ hội Bổ Đà. Các công trình tôn giáo - tín ngưỡng có quy mô to nhỏ khác nhau, nhưng đều dựa vào núi Bổ Đà nằm ở bờ Bắc sông Cầu, thuộc vùng đất Tây Nam của tỉnh. Tất cả các di tích ở quần thể lễ hội Bổ Đà trong những ngày hội đều mở cửa, cắm cờ đại, cờ ngũ hành rực rỡ. Trên núi, dưới làng đều dập dìu những tốp người áo quần đẹp đẽ, đủ màu sắc về đây trẩy hội. Yếu tố tín ngưỡng dân gian và yếu tố Phật giáo với những đặc điểm riêng biệt, truyền tích xuất phát riêng, nhưng lại hòa quyện vào nhau tạo nên cảnh sắc tươi đẹp cho toàn vùng, được duy trì trong suốt nhiều thế kỷ, đây là một vẻ đẹp độc đáo của lễ hội Bổ Đà.

Nổi bật trong hệ thống quần thể di tích Bổ Đà là chùa Quan Âm (nay gọi là chùa Bổ Đà) nằm trên núi Bổ Đà. Chùa Bổ Đà gắn liền với một truyền thuyết về Phật giáo. Ngày xưa có một tiều phu bổ củi, nhà tuy nghèo nhưng vợ chồng ông thật tốt bụng, chăm chỉ hiền hành, được nhân dân vô cùng quý mến. Hiềm một nỗi 40 tuổi mà vợ chồng chẳng được mụn con. Ai nấy đều thương xót. "Quan thế âm bồ tát" đã ứng hiện cứu đời, tế độ vợ chồng ông. Một hôm, ông dùng rìu bổ cây thông già trên núi, bỗng dưng bật ra 32 đồng tiền. (Đó là 32 phép ứng hiện của "Quan thế âm bồ tát"). Nhặt được 32 đồng tiền, gia cảnh ông được thay đổi và ông bà sinh được cậu con trai. Cậu con trai xứ Bắc khôi ngô tuấn tú, thông minh, ông đặt tên là Minh. Để tỏ lòng thành và tạ ơn "Quan thế âm bồ tát", ông dựng chùa, lập bàn thờ ngay chỗ "Quan thế âm bồ tát" ứng hiện. Đó chính là chùa "Quan Âm" kèm theo cái tên dân gian "chùa Bổ - núi Bổ Đà". Ngày nay, nhân dân gọi là "chùa Thượng" vì chùa ở cao trên sườn núi. Ngôi chùa này xuất hiện từ thế kỷ thứ I. Đến đời Lê Bảo Thái (1720-1729) nhà sư Phạm Kim Hưng trụ trì chùa đã trùng tu lần thứ nhất. Đến đời vua Hiền Tông (1740-1786) sư tổ Ngô Tuệ Không khai phá sơn thạch dựng "chùa Tứ Ân và am Tam đức (lúc này am mới có 3 tháp sư tổ). Đến đời vua Tự Đức (1847-1883) xây dựng thêm "tiền đường". Đến đây toàn bộ quần thể chùa Bổ đã hoàn thành có tới 100 gian. Vườn tháp là một công trình kiến trúc muôn màu, muôn vẻ, gồm ngót một trăm tháp sư tổ. Từ 1786 trở đi, trải qua nhiều hòa thượng kế tiếp xây dựng chùa Bổ. Nay trụ trì chùa Bổ là Đại Đức Tự Tục Vinh. Năm 2007, quần thể Chùa Bổ Đà tiếp tục được Nhà nước cấp kinh phí đầu tư trùng tu nâng cấp bảo tồn di tích và danh thắng đã được xếp hạng.

Vào những ngày hội ở xã Tiên Sơn, cả một vùng núi Bổ Đà rực rỡ bóng cờ. Tiếng trống phách rộn ràng thôn xóm. Dân làng trong xã chuẩn bị cho lễ tế cờ ở Đền Hạ và tổ chức lễ rước từ đền hạ lên Đền Trung để bái vọng lên Đền Thượng. Do đó ở Đền Hạ không khí rất tưng bừng, náo nhiệt. Đền Hạ nơi thờ thánh mẫu, trước đây vốn là một cái ao nhỏ, có dòng nước mạch chảy qua rồi ra hồ Thạch Long, trong ao có ba hòn đá lớn. Trên một khối đá có xây miếu nhỏ để thờ phụng. Hiện nay ở khu vực này xây một tòa nhà lớn mái cong, chồng diềm tám mái để hội họp tế lễ. Sáng ngày 17 đoàn rước cử hành từ Đền Hạ lên Đền Trung. Đám rước được sự phối hợp tham gia giữa nhà chùa với dân làng nên đoàn rước khá sôi nổi, rầm rộ. Đoàn rước đi qua đình Hạ Lát, chùa Linh Chi, chùa Núi Đất rồi lên Đền Trung. Kiệu và đồ rước đóng tại Đền Trung để dân làng làm lễ bái vọng lên Đền Thượng. Sau lễ này là lễ hoàn cung. Còn khách thập phương tiếp tục cùng dân làng lên núi thắp hương ở Đền Thượng và tiến lễ cúng phật ở chùa Quan Âm và chùa Tứ Ân.

Chùa Quan Âm và chùa Tứ Ân là một khu di tích lớn ở huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Trong khu vực này có rất nhiều công trình lớn nhỏ cổ kính. Bên trong đó là cả một thế giới Phật pháp lung linh để mọi người chiêm ngưỡng, thành kính dâng hương. Và bên cạnh thế giới Phật pháp, chùa Tứ Ân còn có ban thờ riêng thờ Đức Thạch Tướng Quân và thờ cả Khổng Tử, Lão Tử. Trong ba ngày hội, khu vực này diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao ở các thôn, xóm. Đặc biệt là khu vực Bổ Đà có tổ chức hát quan họ thu hút các "liền anh, liền chị" ở Bắc Giang, Bắc Ninh và các địa phương đến tham gia. Điều ghi nhận nhất là khách du lịch hay đi lễ, khi đến hội Bổ Đà sẽ được tận mắt thăm một vùng danh thắng với các truyền tích, huyền thoại về đá, về một trung tâm Phật giáo lớn ở Bắc Giang. Quý khách sẽ cảm nhận vẻ đẹp núi sông nơi bờ Bắc sông Cầu sơn thủy hữu tình và đầy chất thơ mộng. Qúy khách cũng cảm thấy một tập tục thờ đá rất cổ kính của Bắc Giang và sẽ được thấy cuộc sống của các nhà sư tu hành nơi thiền viện. Chùa Bổ Đà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử kiến trúc quý và đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân trong và ngoài nước đến tham quan.

 

Nhà chùa luôn đón chào quý khách thập phương


 
Các nhiếp ảnh gia về tìm nguồn cảm hứng sáng tác tại Chùa Bổ Đà

 
 
 
Nét duyên quan họ

 

 

Bạn vui lòng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nếu thấy có ích: 
Để đảm bảo rượu dùng ngâm thuốc được tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn rượu nếp trắng từ 40 đến 50 độ sao cho thích hợp. Thông tin chi tiết vui lòng Click xem ở đây

Với hầu hết người dân VN, rượu quê vẫn là một đặc sản không thể thiếu trong các cuộc vui liên hoan, tụ họp anh em bạn bè, cưới xin,… vì tính dân dã của nó cũng như phù hợp khẩu vị và túi tiền người tiêu dùng. Hiện nay một số người buôn bán rượu quê đã vì lợi nhuận mà pha thêm các tạp chất, hương liệu hóa học, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm mất đi giá trị rượu quê truyền thống vốn có của nó từ bao đời nay. Chính vì những lý do đó website Rượu Làng Vân ra đời với mong muốn cung cấp cho quý khách hàng thưởng thức loại sản phẩm rượu quê ngon và đảm bảo sức khỏe nhất. Bao gồm rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp trắng thơm, ngon, giá bình dân, chất lượng nhất dùng để uống, biếu, tặng hoặc để ngâm dược liệu làm thuốc. Rượu nguyên chất 100%, được làm bằng men bắc thủ công nên uống không bao giờ bị đau, nhức đầu. Một phần nữa là giữ gìn và phát triển làng nghề nấu rượu truyền thống tại xã Vân Hà từ hàng trăm năm nay. Rượu Làng Vân được xếp vào 12 đặc sản rượu ngon nhất trên đất Việt. Để mua được rượu vân nguyên chất, tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Hãy gọi cho chúng tôi!