Rượu Làng Vân
Tại Hà Nội:

icon địa điểmĐịa chỉ duy nhất: Số 73, Ngõ 86 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0987 056 212  
Từ 7h sáng đến 9h tối các ngày trong tuần

Tại Làng Vân:

Cơ sở sản xuất nhà ông Trụ, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên - Bắc giang

Bằng khen cơ sở sản xuất rượu làng vân Ông Trụ

Nghe quan họ Bắc sông Cầu

Vẫn là cách chơi rất lề lối, quy củ của người quan họ. Thế nhưng quan họ bờ Bắc sông Cầu lại chứa đựng những sắc thái riêng, độc đáo mà cả vùng Kinh Bắc không đâu có được. Trong danh sách 49 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận không có tên hai làng Thổ Hà, xã Vân Hà; Trung Đồng, xã Vân Trung (Việt Yên), thế nhưng ngoài những đặc điểm chung, quan họ ở đây vẫn thể hiện những nét rất dị thường.

Thổ Hà - Dàn Liền anh hùng hậu

Chúng tôi về làng quan họ cổ Thổ Hà vào dịp đầu xuân, cũng là thời điểm hai liền anh Phú Hiệp, Đăng Nam vừa  trở về nước sau nửa tháng “du ca” đưa quan họ làng mình “xuất ngoại” trong đợt trình diễn quan họ tại “Kinh đô ánh sáng” Paris (Pháp). In bóng xuống dòng sông Cầu thơ mộng, làng Thổ Hà vẫn trầm mặc như những gì vốn có. Xuân bao giờ cũng là dịp vui nhất, hàng nghìn du khách nườm nượp tề tựu về đây để được nghe và chơi quan họ.

Câu lạc bộ quan họ làng Trù 
Câu lạc bộ quan họ làng Trung Đồng

Đến hẹn lại lên, lệ làng được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng hàng năm. Tại đây, sau nghi thức tế lễ ở đình, chùa là phần hội tưng bừng, rộn rã. Đầu làng, cuối ngõ đâu đâu cũng rộn rịp dáng thướt tha của liền anh, liền chị xúng xính khăn xếp, áo the du Xuân, trẩy hội. Liền anh Phú Hiệp, Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) quan họ của làng nói mà như khẳng định: Mấy chục năm nay, dù cuộc sống khó khăn đến đâu thì hội Xuân ở Thổ Hà hiếm khi vắng các liền anh, liền chị đến từ những làng quan họ trong vùng.

Quan họ ở Thổ Hà có nét đặc dị bởi cảnh hát chào bạn trên sông, khắp miền Kinh Bắc rặt chỉ còn có ở đây. Mặt khác trong khi một số làng quan họ vắng bóng liền anh thì ở Thổ Hà liền anh lại rất vững vàng và điêu luyện (hơn 20 liền anh) đủ sức đối đáp những canh hát lớn tới vài ngày. Chính những điều ấy tạo nên nét riêng không đâu có được. CLB Quan họ Thổ Hà kết bạn với CLB quan họ làng Diềm (Viêm Xá), xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, mối thân tình gắn kết nhiều năm trở nên son sắc bền chặt. Mỗi khi hai làng có việc lại “thỉnh” đến nhau, anh hai, chị hai quan họ đôi bên có dịp giao lưu, trao gửi tâm tình thỏa nỗi mong nhớ, được gặp mặt, trải lòng mình qua canh hát đầu Xuân.

Sớm ngày 21, trên bến sông Cầu, những con đò rộn vui đón bạn, người Thổ Hà gọi đó là “con đò quan họ”. Để tỏ thiện chí, tấm lòng chân thành, liền anh Thổ Hà chèo thuyền sang bên kia sông hát mời bạn tới làng mình chơi, để ca hát cho vui bầu, vui bạn, vui xóm, vui làng, chúc phúc cho mọi nhà an khang thịnh vượng… Sau canh hát đón bạn trên sông, quan họ chuyển về hát ở chùa, rồi lại về một nhà chứa quan họ (nhà của một liền anh, liền chị trong đội hát) tiếp tục đua tài qua những canh hát dài miên man đến tàn đêm, rạng ngày …

Khi đêm đã khuya nhưng những làn điệu dân ca trữ tình vẫn ngân vang lúc trầm, khi bổng, những ca từ tha thiết vẫn đi vào lòng người để rồi quan họ chẳng muốn ra về. Thế nhưng cuộc vui nào rồi cũng có điểm dừng, câu quan họ cứ dùng dằng níu kéo khiến canh hát càng bịn rịn khôn nguôi. “Bây giờ còn sớm người ơi, xin người nghỉ lại mà chơi mai về”- "Bây giờ chia rẽ đôi nơi/ Kẻ về người ở như khơi mạch sầu/ Ruột tằm chín khúc quặn đau…". Quan họ đành phải hứa với nhau rằng “Đến hẹn lại lên” trong hội Xuân năm tới.

Trung Đồng - Liền anh, Liền chị "xế chiều"

Sở hữu lực lượng nghệ nhân hát quan họ cổ rất “hùng hậu”- hơn 30 liền anh, liền chị đang ở tuổi “xế chiều”, cụ thấp nhất ngoài 60, cao nhất ngoài 90 tuổi, tất cả đã lên chức ông bà, có người lên cụ nhưng vì yêu dân ca quan họ, thiết tha với di sản, các cụ vẫn gặp nhau tại đây- CLB quan họ làng Trung Đồng, xã Vân Trung (Việt Yên).

Quan họ Thổ Hà đón bạn trên sông Cầu 
Quan họ Thổ Hà đón bạn trên sông Cầu

Đứng đầu danh sách nghệ nhân quan họ cao niên của làng là cụ Hoắc Công Tào (91 tuổi); tiếp đến là cụ Hoắc Thị Nhỉ, Hoắc Thị Tạch (90 tuổi); Hoắc Thị Chướng (82 tuổi); Vũ Thị Thiểm (80 tuổi)…Dù chân chậm, tay run, hơi đã yếu, chất giọng không còn vang, rền như xưa nhưng vốn liếng bài bản, niềm đam mê quan họ của các “liền anh, liền chị cụ” ở đây vẫn rất dồi dào, nhiệt huyết.Chẳng thế mà chỉ cần ông chủ nhiệm CLB ới đôi câu là vài chục cụ sẵn sàng khăn áo chỉnh tề có mặt trước sân chùa hát phục vụ khách. Dù lưng đã còng, hàm răng đen nhánh, miệng móm mém nhai trầu nhưng liền chị Vũ Thị Thiềm (80 tuổi) khi được hỏi về quan họ vẫn “nổi máu, ngứa nghề” ca ngay mấy làn điệu theo lề lối. Cụ Thiềm bồi hồi nhớ lại: “Từ khi lên 8 tuổi, tối nào mấy chị em tôi cũng tập trung tại nhà thím và ngủ lại ở đó để nghe thím dạy hát quan họ.

Ban ngày lúc chăn trâu, cắt cỏ, hay đi cấy, đi gặt, nghe mọi người hát oang oang vui khắp xóm làng, từ đó tôi học được nhiều bài quan họ cổ của lớp tiền nhân”. Tuy nhiên theo cụ Thiềm, hồi ấy hát không có nhịp đàn, nhịp phách, chỉ hát chay và khó hát hơn nhiều so với quan họ bây giờ lớp trẻ hát.Cụ Hoắc Công Chờ (75 tuổi), chủ nhiệm CLB quan họ Trung Đồng cho biết: “Lúc còn để chỏm, tôi đã được bố mẹ truyền dạy hát quan họ cổ, đến nay thuộc tới trăm bài. Quan họ cổ ở Trung Đồng có hơn 20 làn điệu, ít hơn bờ Nam là vùng Bắc Ninh hiện nay nhưng có đến hàng trăm bài hát. Tôi mới sưu tầm được một phần trong kho tàng lời bài hát đồ sộ đó. Thứ nữa là một số bài Quan họ cổ làng Trung Đồng có nhiều điểm khác với quan họ bên Bắc Ninh, không chỉ khác về lời mà còn cả nhịp điệu chậm hơn. Nếu quan họ bên đó có bài Giã Bạn thì ở Trung Đồng có bại Dặn Bạn hay như một số bài quan họ lạ chỉ có ở đây như: “Ông lang Nhẫn ngồi tu trên núi”, “Nó đi tìm cảnh nó chơi”, “Vợ chồng chẳng mấy ai bằng”, “Lên chùa tìm cảnh mà chơi”, “Lên đền Thượng”, “Anh Hai tài tử”, “Ai lên xứ Lạng”, “Đi tìm bạn”, “Trung Đồng Hà Nội bao xa”...
 

PGS, TS Bùi Quanh Thanh, Viện Văn hóa- Nghệ thuật Việt Nam:
Tôi đã đến nhiều làng quan họ song ở làng Thổ Hà và Trung Đồng có những nét rất dị thường. Thật khó tìm đâu một dàn đồng ca có nhiều liền anh, liền chị cao tuổi như ở làng Trung Đồng. Cũng vì thế mà quan họ ở đây vẫn giữ được nhiều bản sắc độc đáo. Điều đáng khâm phục là dù gặp khó khăn về kinh phí, trang phục nhưng các cụ vẫn vô tư say mê ca hát… Tất cả những điều đó, tôi tin  rằng chỉ có thể tìm thấy ở Trung Đồng. Vì vậy ngành chức năng cần sớm có biện pháp sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy quan họ cổ của làng cho lớp trẻ. Còn ở Thổ Hà, nét riêng không đâu có được ấy là dàn "liền anh" rất hùng hậu, minh chứng cho quan họ đã "sâu gốc, bền rễ" ở vùng đất này. Bờ Bắc sông Cầu may mắn có những nét riêng ấy là điều kiện thuận lợi để tỉnh bảo tồn quan họ và khai thác phát triển du lịch. 

 

 
Kim Sa   
Bạn vui lòng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nếu thấy có ích: 
Để đảm bảo rượu dùng ngâm thuốc được tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn rượu nếp trắng từ 40 đến 50 độ sao cho thích hợp. Thông tin chi tiết vui lòng Click xem ở đây

Với hầu hết người dân VN, rượu quê vẫn là một đặc sản không thể thiếu trong các cuộc vui liên hoan, tụ họp anh em bạn bè, cưới xin,… vì tính dân dã của nó cũng như phù hợp khẩu vị và túi tiền người tiêu dùng. Hiện nay một số người buôn bán rượu quê đã vì lợi nhuận mà pha thêm các tạp chất, hương liệu hóa học, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm mất đi giá trị rượu quê truyền thống vốn có của nó từ bao đời nay. Chính vì những lý do đó website Rượu Làng Vân ra đời với mong muốn cung cấp cho quý khách hàng thưởng thức loại sản phẩm rượu quê ngon và đảm bảo sức khỏe nhất. Bao gồm rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp trắng thơm, ngon, giá bình dân, chất lượng nhất dùng để uống, biếu, tặng hoặc để ngâm dược liệu làm thuốc. Rượu nguyên chất 100%, được làm bằng men bắc thủ công nên uống không bao giờ bị đau, nhức đầu. Một phần nữa là giữ gìn và phát triển làng nghề nấu rượu truyền thống tại xã Vân Hà từ hàng trăm năm nay. Rượu Làng Vân được xếp vào 12 đặc sản rượu ngon nhất trên đất Việt. Để mua được rượu vân nguyên chất, tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Hãy gọi cho chúng tôi!