Rượu Làng Vân
Tại Hà Nội:

icon địa điểmĐịa chỉ duy nhất: Số 73, Ngõ 86 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0987 056 212  
Từ 7h sáng đến 9h tối các ngày trong tuần

Tại Làng Vân:

Cơ sở sản xuất nhà ông Trụ, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên - Bắc giang

Bằng khen cơ sở sản xuất rượu làng vân Ông Trụ

Nghề nấu rượu làng Vân: Dưới con mắt người trong cuộc

Chúng tôi bước chân đến đất “tổ nghề” trong một ngày mưa nho nhỏ, đi đò qua sông Cầu rồi tiếp tục xuyên qua làng gốm Thổ Hà, mùi rượu thơm nức đã bốc lên tận mũi. Làng Vân rượu ngon nổi tiếng hiện ra bình dị như bao ngôi làng nông thôn Việt Nam khác.

Chuyện làng Vân

Làng Vân (Vạn Vân) - nơi có truyền thống nấu rượu thơm ngon bậc nhất Kinh bắc từ bao đời.

Nói đến rượu, những người "sành" không thể không dành những lời khen tặng, những cử chỉ đắc ý khi nhâm nhi từng ngụm. Có truyền thống hàng trăm năm cha ông để lại, những bí quyết nầu rượu ngon được người dân làng Vân bao đời truyền nối vẫn giữ được cái ngon, cái đặc trưng mà chỉ nơi đây mới có.

Giống như nhiều những ngôi làng khác, Vạn Vân tiếp giáp con sông Cầu thơ mộng, cánh đồng lúa nho nho nằm bên con đê, những nếp nhà xưa để lại hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Rượu làng Vân mang một nét đặc trưng rất riêng, tạo nên thương hiệu khó nơi nào sánh kịp. Men nấu rượu không phải mua ngoài thị trường mà đích thân những con người nơi đây rầy công làm ra. Đa số thuốc để làm men đều được mua từ Từ Sơn –Bắc Ninh, sau đó họ mang về tự làm lấy loại men của riêng mình với chất lượng tốt nhất. Ngày nay thay vì nấu rượu sắn như mấy năm trước, dân làng Vân chuyển sang nấu rượu gạo, vì thế rược cũng thơm và ngon hơn.

Người ta từng nói, đến Bắc Giang mà không qua làng Vân nhâm nhi vài ngụm rượu nhỏ thì chưa thể gọi là đã đặt chân đến nơi đây. Thế mới biết rượu làng Vân nổi tiếng như thế nào!.

 

Cụ Nguyễn Thị Đồng bế cháu chia sẻ với chúng tôi

Cay đắng "mai một" nghề

Tiến sâu hơn trên con đường bê tông hóa, những con gió nhỏ vi vu mang theo hơi men từ đâu đó thổi vào mũi những vị khách lữ hành như chúng tôi. Một cảm giác đến lạ lùng như kéo chân bước nhanh hơn qua con đê tiến thẳng vào làng. Những nếp nhà xưa, từng mái ngói cho đến kiến trúc vẫn còn đó như làm cho bất kể ai đặt chân đến nơi đây được hóa mình trong cái đơn sơ, cổ kính của làng quê Việt Nam.

Một làng Vân rất riêng biệt.

Đi sâu hơn trong những con ngõ, nhà cửa san sát nhau với những mảng tường ải màu phai nhạt theo thời gian, cổng ngõ nhà ai nhà nấy đều không đóng hay khóa như dân sống trong thành thị. Không ai sợ mất cắp vặt bởi đơn giản đây là một làng quê, mọi người luôn mở cửa chào khách, bất kể hàng xóm, khách vãng lai cho đến những người mua rượu.

Nhà nào nhà nấy đều có một nơi riêng dùng để nấu rượu cho dù đất có chật hẹp, thế nhưng giờ đây người ta đã ít nấu rượu hơn trước. Cảnh tượng lạnh tanh ở những nồi, những bể chưng cất khiến cho người ta phải chạnh lòng khi thấy truyền thống nấu rượu hàng trăm năm ở đây như bị mai một theo thời gian. Mặc dù thế men rượu vẫn tỏa ra, vẫn kéo người ra đi tiếp do vẫn còn đó những người cố theo đuổi cái nghề này.

Bước chân vào nhà một gia đình, căn bếp nhỏ nơi nấu rượu của gia đình cô như hiện ngay trước mắt. Đó là cô Nguyễn Thị Huệ, một người làng Vân chính cống với truyền thống nấu rượu được truyền từ bao thế hệ. Khi đặt chân đến cổng thấy cô đang chuẩn bị đi giao hàng, đó là 6 cái can to chừng 20 lít /c đã được chồng lên chiếc xe thồ khỏe khoắn. Cô vui vẻ tiếp chuyện và kể về truyền thống nấu rượu từ bao đời nay của người dân trong làng, những người đã sống vì rượu của bao thế hệ. Vượt qua bao thời kì bão táp với lịch sử không yên bình, thế nhưng làng Vân vẫn là chính mình với những sản phẩm được người tiêu dùng tin cậy. Nhưng đâu đó trong cô thoáng hiện lên một nỗi buồn mà nếu không nhìn kĩ sẽ rất khó nhận ra.

Rồi cô cũng chia sẻ, cũng nói ra những tâm sự, những tâm huyết của một người con làng Vân đầy cổ kính. "Nghệ rượu ở đây mai một rồi các cháu ạ, mấy ai còn nấu nữa đâu", cô chia sẻ rồi lặng thinh đưa ánh mắt nhìn ra xa trong giây lát. Câu chuyện tiếp tục với cái nhìn của "người trong cuộc" như cô với cái nghề nấu rượu này. Cách đây chừng năm sáu năm, có khoảng 700 hộ nấu rượu thật không ngờ thời gian trôi qua, cơ chế thị trường đã làm đảo lộn tất cả.

"Ngày xưa mười nhà nấu thì giờ chỉ còn hai ba nhà", câu nói ngậm ngùi đủ thấy làng nghề này đang ở mức báo động đỏ cho một truyền thống tồn tại bao đời nay. Dù là người của làng nhưng những gì bức xúc cô Huệ đều nhiệt tình chia sẻ và thẳng thắn nêu ra quan điểm của mình. Cũng theo cô, chỉ có "người trong cuộc " mới thấu hiểu hết những khó khăn và vì sao mà làng nghề này đang mai một theo thời gian.

Cụ" Nguyễn Thị Đồng" năm nay đã 63 tuổi chia sẻ: "Các cháu có biết tại sao rượu nơi đây ngon không? Cũng bởi vì trong men rượu có một số vị thuốc bắc được trộn vào tạo nên hương vị rất khác. Rượu càng nặng bảo quản càng được lâu, để mấy năm cũng không vấn đề gì". Những câu chuyện hào hứng về làng nghề cứ thế được cụ hăng say kể. Nào là từ quá khứ rất lâu rồi các cụ trong làng nấu rượu rất giỏi, cho tới thời Pháp thuộc, tuy bị chiếm dụng nhưng rượu làng Vân vẫn thơm ngon, vẫn giữ được cái chất của riêng mình.

Chỉ là mấy năm gần đây, sự giảm sút số lượng người nấu rượu làm cho cái làng nghề này mai một dần. Đó có lẽ cũng là một tất yếu, bởi sự cạnh tranh không lành mạnh.

"Đầu vào thì đắt, mà đầu ra thì rẻ, hỏi lấy đâu ra lãi, thậm chí còn không có người mua thế nên người ta bỏ nấu rượu gần hết chuyển sang làm nghề khác", cụ Đồng chua xót thốt ra những câu nói mà có lẽ cụ không bao giờ muốn nhắc đến.

"Bây giờ người ta làm ăn gian trá lắm, rượu toàn là rượu cồn thôi, ngày xưa tôi có đi vào nam làm, người ta lấy cồn ở Thanh Hóa mang vào đấy trộn lẫn với nước thế là thành rượu, mà loại rượu đấy rẻ nên rượu thật giá cao như rượu làng Vân không thể bán được", cụ Đồng đang nói, một cô hàng xóm của bà đến từ lúc nào không biết cũng bức xúc nói chen vào: "Nấu rượu ra bán rẻ thì không được, bán đắt không ai mua, chỉ tại cái bọn buôn rượu lậu, cấm và bắt rồi đấy nhưng có ăn thua gì, đâu lại vào đấy cả ý mà, thế thì thử hỏi chúng tôi không bỏ nghề sao được, không thì chỉ có chết đói".

Bây giờ dân làng Vân nấu rượu rất ít, hầu như chỉ để cầm hơi. Đây là làng lấy chăn nuôi và nấu rượu làm thu nhập chính, vì thế nuôi lợp kết hợp với nấu rượu vẫn là giải pháp thành công từ trước tới nay. Giờ đây người ta nấu rượu là để cung ứng nhu cầu trong làng và để lấy bã cho lợn ăn.

Cô Huệ, cụ Đồng đều là những con người tâm huyết với cái nghề này nhưng có lẽ không thể theo đuổi nó mãi.

Cũng như cái mùi men say kia, cứ nhạt dần khi tôi bước tiếp, bước sâu hơn vào trong ngôi làng…

Nguyễn Văn Nam

Lý Triệu Biên

Bạn vui lòng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nếu thấy có ích: 
Để đảm bảo rượu dùng ngâm thuốc được tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn rượu nếp trắng từ 40 đến 50 độ sao cho thích hợp. Thông tin chi tiết vui lòng Click xem ở đây

Với hầu hết người dân VN, rượu quê vẫn là một đặc sản không thể thiếu trong các cuộc vui liên hoan, tụ họp anh em bạn bè, cưới xin,… vì tính dân dã của nó cũng như phù hợp khẩu vị và túi tiền người tiêu dùng. Hiện nay một số người buôn bán rượu quê đã vì lợi nhuận mà pha thêm các tạp chất, hương liệu hóa học, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm mất đi giá trị rượu quê truyền thống vốn có của nó từ bao đời nay. Chính vì những lý do đó website Rượu Làng Vân ra đời với mong muốn cung cấp cho quý khách hàng thưởng thức loại sản phẩm rượu quê ngon và đảm bảo sức khỏe nhất. Bao gồm rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp trắng thơm, ngon, giá bình dân, chất lượng nhất dùng để uống, biếu, tặng hoặc để ngâm dược liệu làm thuốc. Rượu nguyên chất 100%, được làm bằng men bắc thủ công nên uống không bao giờ bị đau, nhức đầu. Một phần nữa là giữ gìn và phát triển làng nghề nấu rượu truyền thống tại xã Vân Hà từ hàng trăm năm nay. Rượu Làng Vân được xếp vào 12 đặc sản rượu ngon nhất trên đất Việt. Để mua được rượu vân nguyên chất, tốt và đảm bảo chất lượng nhất. Hãy gọi cho chúng tôi!